25/10/2022 10:03

Giá bán USD tại các ngân hàng lên kịch trần

USD ngày càng đắt đỏ

Kết thúc ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.700 đồng/USD, tăng 12 đồng so với cuối tuần trước và tăng khoảng 2,4% so với đầu năm.

Với biên độ 5%, các ngân hàng hiện được phép giao dịch mức giá thấp nhất 22.515 đồng/USD và cao nhất 24.885 đồng/USD.

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hôm qua cũng tăng giá bán USD cho các ngân hàng thương mại thêm 490 đồng lên 24.870 đồng/USD. Lần thứ 4 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD chỉ trong 3 tháng.

Giá bán USD tại các ngân hàng lên kịch trần

USD ngân hàng ngày càng đắt (Ảnh: Mạnh Quân).

Các ngân hàng thương mại hôm qua đồng loạt điều chỉnh giá mua bán USD lên kịch trần cho phép. Giá USD tại các nhà băng tăng hơn 8,5% so với đầu năm. Theo đó, Vietcombank yết giá mua - bán đồng bạc xanh ở 24.575-24.885 đồng/USD, tăng 15 đồng so với cuối tuần trước. Sacombank giao dịch USD ở mức 24.730-24.885 đồng/USD, Eximbank cũng công bố giao dịch tại mức 24.700-24.885 đồng.

Giá giao dịch USD tự do đang ở mức 25.020-25.120 đồng/USD (mua - bán). Trước đó, giá bán USD tại thị trường tự do từng tăng đến 25.400 đồng/USD, nhưng hạ nhiệt phiên đầu tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM có văn bản yêu cầu tăng cường kiểm tra các điểm thu đổi ngoại tệ.

Cuối ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành và áp dụng từ ngày hôm nay (25/10). Giới đầu tư đang chờ động thái của nhà quản lý tiền tệ cũng như các ngân hàng thương mại xem sẽ điều chỉnh giá USD ra sao.

Vàng giao dịch biên độ hẹp

Kết thúc ngày 24/10, các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội niêm yết giá vàng miếng SJC tại 66,3-67,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng/lượng so với giá mở cửa phiên. Khoảng cách hai chiều mua và bán hiện là 1 triệu đồng.

Tính đến 6h30 sáng nay (25/10), giá vàng giao ngay trên Kitco ở mức 1.651,9 USD/ounce, giảm thêm 8 USD so với phiên trước.

Giá bán USD tại các ngân hàng lên kịch trần

Giá vàng vẫn lình xình (Ảnh: Tiến Tuấn).

Quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank chưa thuế phí, vàng SJC đang đắt hơn vàng quốc tế khoảng 17,8 triệu đồng/lượng.

Ole Hansen, chiến lược gia trưởng mảng hàng hóa tại Saxo Bank, cho biết ông vẫn giữ quan điểm trung lập với vàng vì lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Ông cho rằng việc đồng USD yếu hơn là cần thiết để thay đổi tâm lý của nhà đầu tư đối với vàng.

"Cho đến khi điều đó xảy ra, các nhà đầu tư nên nhìn thị trường ở hai khả năng, giảm giá hoặc đi ngang. Tôi thích lựa chọn đi ngang hơn", Hansen nhận xét.

Theo: Nguồn dantri.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu trời

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN), giá xăng dầu thế giới tăng mạnh kéo theo tình trạng các doanh nghiệp đầu mối giảm mạnh chiết khấu xuống còn 100 - 200 đồng/lít, có ngày chiết khấu giảm còn 0 đồng, trong nhiều ngày qua khiến các DN bán lẻ lỗ nặng. Các DN kiến nghị Bộ Công Thương có giải pháp tránh tình trạng đóng cửa vì lỗ nặng.


Đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ 'hạ nhiệt' giá nhà?

Các chuyên gia cho rằng, để hạ giá nhà cũng như hạn chế đầu cơ bất động sản nên đánh thuế bất động sản thứ 2 với đất ở, nhà ở và bất động sản bỏ hoang...


Tạm dừng làm thủ tục hải quan từ 22h ngày mai

Cục Hải quan vừa có thông báo gửi các cơ quan liên quan về việc dừng tiếp nhận tờ khai từ 22h ngày 30/6 đến 5h ngày 1/7 để cấu hình hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ cấu tổ chức bộ máy mới.


Giải ngố tài chính: Thu nhập thụ động là gì và có thật sự dễ kiếm như mạng xã hội nói?

Giải ngố tài chính: Thu nhập thụ động là gì và có thật sự dễ kiếm như mạng xã hội nói?


Bảng chi tiêu khó mà chê nổi của cô gái 26 tuổi ở Hà Nội

Ý thức tiết kiệm quan trọng hơn nhiều mức thu nhập hoặc tốc độ tăng thu nhập. Bởi cứ thờ ơ chẳng nghiêm túc, kỷ luật thì lương 50-100 triệu cũng khó dư được đồng nào. Còn lương 10-20 triệu mà biết tích góp, có cả tiền mặt lẫn vàng là chuyện chẳng lạ.


Chấn động: Nam sinh giả gái đi thi hộ, chưa hoàn thành bài thì đã bị bắt tại trận

Chấn động: Nam sinh giả gái đi thi hộ, chưa hoàn thành bài thì đã bị bắt tại trận