Vì sao cách tiêu tiền của mọi người khác nhau?
Chúng ta thường thấy một số người đưa ra các quyết định tài chính "rất không khôn ngoan", ví dụ mua cổ phiếu, vay ngân hàng mua nhà, rút tiền bằng thẻ tín dụng...
Có một thực tế là mọi người thường phán xét quyết định chi tiêu của người khác mà không nhận ra rằng, không có công thức chung nào đúng cho mọi trường hợp.
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Lý thuyết và khái niệm trong tài chính cá nhân vốn không phức tạp. Chúng không nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta - những người luôn phải đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng lý thuyết đó vào thực tế. Ví dụ, ai đó biết rằng phải ổn định thu nhập nhưng họ bỏ việc một cách vội vàng hoặc họ nhận thức được rằng phải chi tiêu trong khả năng nhưng lại sẵn sàng vung tiền một cách bốc đồng...
Trên thực tế, những người đưa ra các quyết định tài chính tồi có thể thực sự biết rằng họ đang ngu ngốc. Nhưng mục tiêu của họ không giống bạn, và chỉ khi ở vào hoàn cảnh của họ, bạn mới hiểu được. Bạn sẽ thấy khó hiểu khi một người không có việc làm nhưng nhất định chẳng chịu đi làm xa để kiếm tiền. Thực tế, đối với họ, gia đình mang lại cảm giác an toàn hơn là đi xa và phải chịu đựng mọi thứ một mình. Khi bạn không phải họ, không hiểu cảm xúc của họ, sự đồng cảm là rất khó. Hoặc, một nhà đầu tư dồn cả tiền vào một mã cổ phiếu, một người làm công ăn lương dốc hết tiền vào một ván cờ bạc... Một điểm chung là họ đều hành động trong tuyệt vọng, với động lực rằng không có cách nào khác để có thể trở nên giàu có, thay vì cách đó.
Do đó, khi đưa ra lời khuyên tài chính hay khuyến khích ai đó phát triển thói quen tiết kiệm và đầu tư lành mạnh, điều quan trọng là bạn phải có sự đồng cảm với họ. Nên đặt mình vào vị trí của họ để hiểu thay vì phán xét.
Theo tờ Economic Times, có rất ít sự đồng cảm trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Những người không đi theo số đông thường bị cười nhạo bởi họ không đi theo quy tắc tài chính quen thuộc... Nhưng thực tế của những người đưa ra các quyết định đó lại khác, họ có thể có quyết định của riêng mình, dựa trên kinh nghiệm, những niềm tin đã được mài giũa sau thất bại.
Theo chuyên gia tài chính của trang Frugalrules, việc đánh giá việc tiêu tiền của ai đó là điều không lành mạnh.
Đơn giản bởi mọi người sẽ tiêu tiền của họ theo cách họ muốn, cho dù chúng ta có ủng hộ hay không. Thêm vào đó, mỗi người có một giá trị khác nhau, cách sống khác nhau, quan trọng là họ đủ tiền trang trải cho lối sống của mình. Đừng quên rằng mọi người định nghĩa thành công, giàu có, chi tiêu khôn ngoan... theo cách khác nhau và không ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh giống nhau.
Thế nên, trừ phi họ yêu cầu bạn giúp đỡ, tốt nhất là đừng phán xét thói quen tiền bạc của họ.
Thùy Linh (Theo Economic Times)
Theo: vnexpress
Tin cùng chuyên mục
Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu trời
Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN), giá xăng dầu thế giới tăng mạnh kéo theo tình trạng các doanh nghiệp đầu mối giảm mạnh chiết khấu xuống còn 100 - 200 đồng/lít, có ngày chiết khấu giảm còn 0 đồng, trong nhiều ngày qua khiến các DN bán lẻ lỗ nặng. Các DN kiến nghị Bộ Công Thương có giải pháp tránh tình trạng đóng cửa vì lỗ nặng.
Đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ 'hạ nhiệt' giá nhà?
Các chuyên gia cho rằng, để hạ giá nhà cũng như hạn chế đầu cơ bất động sản nên đánh thuế bất động sản thứ 2 với đất ở, nhà ở và bất động sản bỏ hoang...
Tạm dừng làm thủ tục hải quan từ 22h ngày mai
Cục Hải quan vừa có thông báo gửi các cơ quan liên quan về việc dừng tiếp nhận tờ khai từ 22h ngày 30/6 đến 5h ngày 1/7 để cấu hình hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ cấu tổ chức bộ máy mới.
Giải ngố tài chính: Thu nhập thụ động là gì và có thật sự dễ kiếm như mạng xã hội nói?
Giải ngố tài chính: Thu nhập thụ động là gì và có thật sự dễ kiếm như mạng xã hội nói?
Bảng chi tiêu khó mà chê nổi của cô gái 26 tuổi ở Hà Nội
Ý thức tiết kiệm quan trọng hơn nhiều mức thu nhập hoặc tốc độ tăng thu nhập. Bởi cứ thờ ơ chẳng nghiêm túc, kỷ luật thì lương 50-100 triệu cũng khó dư được đồng nào. Còn lương 10-20 triệu mà biết tích góp, có cả tiền mặt lẫn vàng là chuyện chẳng lạ.
Chấn động: Nam sinh giả gái đi thi hộ, chưa hoàn thành bài thì đã bị bắt tại trận
Chấn động: Nam sinh giả gái đi thi hộ, chưa hoàn thành bài thì đã bị bắt tại trận