09/04/2022 17:18

Vinasamex gọi vốn đầu tư nhà máy, lên kế hoạch IPO năm 2026

Số vốn huy động dự kiến sử dụng để tập trung mở rộng 2 nhà máy tại Lào Cai, Lạng Sơn nhằm sản xuất chuyên sâu các sản phẩm từ quế, hồi với công nghệ máy móc.

TIN LIÊN QUAN

Vinasamex gọi vốn đầu tư nhà máy, lên kế hoạch IPO năm 2026

Ông Nguyễn Quế Anh, Chủ tịch HĐQT Vinasamex phát biểu khai mạc sự kiệnkiện Nhịp cầu đầu tư - Kết nối tinh hoa - Vươn tầm quốc tế tại Hà Nội.

Ngày 7/4/2022, Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam(Vinasamex) khởi động lộ trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2026 với sự kiện kêu gọi vốn đầu tư cá nhân.

Công ty chào bán 15% cổ phần với tổng giá trị 135 tỷ đồng, tương đương mức giá phát hành 38.000 đồng/cổ phần. Số vốn huy động dự kiến sử dụng để tập trung mở rộng 2 nhà máy tại Lào Cai, Lạng Sơn nhằm sản xuất chuyên sâucác sản phẩm từ quế, hồi với công nghệ máy móc hiện đại.

Vinasamex hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng quế, hồi và gia vị. Sau 10 năm thành lập, đây là thương hiệu quế hồi cao cấp tiên phong tại Việt Nam xây dựng và sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, đồng hành bền vững với người nông dân vùng cao, đại diện nâng tầm sản phẩm quế hồi Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Từ năm 2017 đến nay, công ty liên tục mở rộng mô hình sản xuất quế, hồi và các gia vị hữu cơ. Từ con số 868 ha quế, hồi hữu cơ, liên kết với 418 hộ dân năm 2017, đến nay Vinasamex đã xây dựng được 4.367 ha vùng nguyên liệu quế, hồi, nghệ hữu cơ, liên kết với 2.115 hộ dân tại các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai và Bắc Cạn. Người dân liên kết được bao tiêu đầu ra 100% với giá cao hơn giáthị trường, được đảm bảo thu nhập, yên tâm sản xuất, đời sống được cải thiện.

Hiện Vinasamex xây dựng 1 nhà máy chế biến gia vị công suất lớn tại vùng nguyên liệu quế Yên Bái. Nhà máy đi vào hoạt động đã tạo ra việc làm ổn định, thường xuyên cho gần 100 lao động địa phương và hơn 300 lao động thời vụ, phần nhiều trong số họ là người dân tộc thiểu số. Bốn vùng nguyên liệu chính của công ty hiện ở Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Kạn.

Theo kế hoạch, công ty triển khai xây dựng một nhà máy tại Lào Cai trên diện tích 2,2 ha với năng suất xử lý 2.000 tấn quế tươi mỗi năm; sẽ đầu tư một dây chuyền sản xuất thiết kế 140 tấn tinh dầu quế hàng năm. Tại Lạng Sơn, công ty lên kế hoạch xây dựng nhà máy 1,6 ha với công suất thiết kế 2.000 tấn quế, 1.000 tấn hoa hồi và 80 tấn tinh dầu giữa vùng trồng hồi truyền thống. Trong giai đoạn 3, Vinasamex sẽ xây dựng thêm một nhà máy 10 ha tại Lào Cai với công suất có thể lên tới 10.000 tấn quế hàng năm.

Vinasamex gọi vốn đầu tư nhà máy, lên kế hoạch IPO năm 2026

Vinasamex chào bán 15% cổ phần với tổng giá trị 135 tỷ đồng từ các nhà đầu tư thiên thần.  

Theo lộ trình IPO, sau đợt huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần năm 2022, công ty tiếp tục thực hiện các vòng gọi vốn series A - VC, series B - PE và series C - PE trước khi thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng vào năm 2026.

Giải thích về lựa chọn dành 4 năm cho quá trình trước IPO, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex cho biết 4 năm là lộ trình phù hợp để công ty tiến hành IPO, thực hiện từng bước một, làm đến đâu muốn phải chắc tới đó.

IPO cũng là cách công ty tiến đến mục tiêu trở thành công ty trong lĩnh vực nông sản, gia vị hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam có được sự minh bạch và trở thành công ty niêm yết hướng đến huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

“Chúng tôi mong muốn tạo sân chơi cho các nhà đầu tư được tham gia vào mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội, bên cạnh yếu tố lợi nhuận. Đồng thời, trở thành thương hiệu trong lĩnh vực gia vị và hương liệu hữu cơ đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác thay đổi tư duy cũng như mục tiêu kinh doanh. Sau khi lên sàn chứng khoán ở Việt Nam, chúng tôi sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản”, CEO của Vinasamex nhấn mạnh.

Năm 2021, doanh thu Vinasamex vẫn tăng gần 60%, đạt 275 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,8 tỷ đồng, gấp 2,77 lần năm liền trước. Trong giai đoạn 2018-2021, tăng trưởng bình quân doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 231% và 477%. Quy mô tổng tài sản đến cuối năm 2021 đạt 267 tỷ đồng. Vốn vay đóng góp hơn 40,4% nguồn vốn của doanh nghiệp.

Theo CEO của Vinasamex, phần lợi nhuận thu về hàng năm dự kiến sẽ dành 50% để chi trả cổ tức cho cổ đông, 30% để tái đầu tư và 20% cho dự phòng. Mô hình hoạt động của Vinasamex, theo chuỗi giá trị gồm người nông dân, nhà máy sản xuất, khách hàng. Sản phẩm đạt chất lượng có thể truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vùng trồng. Giá các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ cao hơn nhiều thông thường. Vinasamex hiện có chứng nhận hữu cơ trên diện tích 4000 ha nên vẫn còn rất lớn khả năng mở rộng.

Cũng tại sự kiện,Vinasamex đã ký kết và công bố đối tác Americata là nhà tài trợ thành lập và vận hành Vinasamex tại Mỹ. Đây cũng là thị trường tiêu thụ gia vị lớn nhất thế giới mà Vinasamex đã bước vào được với ba nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại quốc gia này.

Vinasamex gọi vốn đầu tư nhà máy, lên kế hoạch IPO năm 2026

[Longform] Giám đốc điều hành Vinasamex Nguyễn Thị Huyền: Khách hàng phải là số một

Với mục tiêu luôn đổi mới, sáng tạo, chú trọng chất lượng, CEO Nguyễn Thị Huyền đã cùng Công ty cổ phần Vinasamex chinh phục những khách hàng...

Tags:

Vinasamex

quế hồi

chào bán cổ phần lần đầu

IPO

nhà đầu tư thiên thần

Tin cùng chuyên mục